Đối với một trader giao dihxhj theo hành động giá thì việc xác định điều kiện thị trường là vô cùng quan trọng. Trader cần phân biệt được điều kiện thị trường có xu hướng, đi ngang hay tích lũy hoặc các kiểu pullback trong xu hướng để lựa chọn được chiến lược giao dịch phù hợp.
Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em trader cách phân biệt giai đoạn thị trường tích lũy và sự xác nhận khi giá thoát khỏi ra giai đoạn này.
Các cú thoái lui (pullbacks)
Các cú thoái lui là hành động giá đi ngược lại xu hướng, chúng có thể dẫn đến các cú đảo chiều hoặc quay trở lại xu hướng trước đó. Khi giá tiếp tục phá vỡ đỉnh trước của xu hướng tăng hoặc đáy trước đó của xu hướng giảm, đó là sự xác nhận sự tiếp diễn xu hướng và quá trình pullback hoàn tất.
Lý tưởng nhất là khi các cú pullback trở nên yếu đi trước khi quay đầu trở lại xu hướng. Nhưng cũng có trường hợp một cú pullback có thể tạo ra nhiều đỉnh hoặc đáy, được xem như xu hướng ngắn hạn trong xu hướng chính. Trong những trường hợp này, các cú pullback có thể tạo ra một số mô hình quan trọng để trader có thể giao dịch theo xu hướng như mô hình 1-2-3 hoặc mô hình 2 đáy trong xu hướng tăng hoặc 2 đỉnh trong xu hướng giảm.
Một cú pullback lý tưởng nến nằm trong khoảng 20 đến 30 nến hoặc có thể ít hơn. Như mô hình cờ chỉ nên ít hơn 11 nến.
Các cú pullback là một thành phần của xu hướng. Thực tế khi bạn gặp một xu hướng mà không hình thành được cú pullback nào thì bạn nên thận trọng vì giao dịch trong những điều kiện thị trường xu hướng như vậy có rủi ro cao.
Thị trường tích lũy/đi ngang
Đây là giai đoạn mà các trader giao dịch theo xu hướng nên tránh giao dịch. Giai đoạn này được hình thành trong khi thị trường có xu hướng nhưng sau đó giá có khả năng đảo chiều và pullback về để kiểm tra lại điểm đảo chiều đó.
Hành động giá trong giai đoạn tích lũy có thể dao động giữa một ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, đồng thời hành động giá cũng thất thường hơn thời điểm thị trường có xu hướng rất nhiều. Đó là lý do vì sao trader nên tránh giao dịch ở điều kiện thị trường này.
Giai đoạn tích lũy sẽ khác với pullback vì hành động giá của cú pullback cần có sự rõ ràng trong khi hành động giá của giai đoạn tích lũy sẽ lộn xộn và thất thường hơn với nhiều đỉnh đáy được hình thành hơn.
Một giai đoạn tích lũy có thể sẽ kéo dài 30 ngày với điều kiện hành động giá có thể giúp ta xác định được. Nhưng có rất nhiều trường hợp giai đoạn này kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là sự khác nhau giữa một cú pullback và giai đoạn thị trường tích lũy:
Biểu đồ bên dưới cho chúng ta thấy một giai đoạn tích lũy kéo dài theo sau là sự phá vỡ và 2 lần giá pullback trở về retest điểm phá vỡ được xem như là tín hiệu xác nhận giá thoát khỏi vùng giá đi ngang hoặc tích lũy. Có thể thấy giai đoạn tích lũy này có hành động giá rất thất thường và khó đoán. Đó là lý do ta nên tránh giao dịch trong những giai đoạn này.
Hiểu được đặc điểm của giai đoạn tích lũy và pullback sẽ là thế mạnh của anh em trader, đây cũng là kỹ thuật cần thiết để giao dịch theo xu hướng có hiệu quả. Đa phần các chiến lược có lợi nhuận tốt và bền vững đều xuất phát từ giao dịch pullback. Xác định được giá khi nào thoát khỏi vùng tích lũy để tiếp tục xu hướng, khi nào giá pullback để giao dịch theo xu hướng sẽ giúp trader nắm tốt được thời điểm tham gia thị trường.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .